Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

9 điểm gây lo ngại về thị trường bất động sản Tp.HCM



Tiến sĩ Đinh Thế Hiển nhận định thị trường địa ốc Tp.HCM trong những tháng cuối năm tiềm ẩn khá nhiều dấu hiệu đáng quan ngại. Những ý kiến này được đưa ra trong hội thảo Giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản cuối năm 2017 do báo Thanh Niên tổ chức vào ngày 16/8.


1/ Nguồn cung căn hộ 6 tháng đầu năm cao tương đương so với cùng thời điểm năm ngoái. Điều đáng nói là nguồn cung vẫn trong xu thế lớn hơn cầu. Tuy nhiên trong 6 tháng qua, lượng tiêu thụ lại có sự sụt giảm so với năm 2016 khiến hàng tồn kho càng tăng cao. Sự giảm tốc chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự bất ổn.



2/ Thách thức thu nhập và năng suất lao động thấp. Ông Hiển dẫn dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố hồi tháng 5/2017. Theo đó thu nhập bình quân và năng suất lao động thấp sẽ làm hạn chế nhóm khách hàng mua nhà để ở tại Tp.HCM trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa vẫn diễn ra mạnh mẽ. Ông Hiển cho rằng đây là thách thức không hề nhỏ với một đô thị có hơn 10 triệu dân như Tp.HCM.

3/ Trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng diễn ra rất nhanh nhưng nền kinh tế lại phát triển không tương xứng. Điều này khiến cho hiệu quả tín dụng cũng như tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư đều xấu đi. Nhận định này cũng được ông Hiển dẫn nguồn từ báo cáo của IMF.

4/ Nguồn vốn vay dành cho bất động sản có thể sẽ đối mặt khó khăn do chính sách thắt chặt tín dụng sẽ được áp dụng trong thời gian tới.



5/ Giá bất động sản tại Tp.HCM trong giai đoạn năm 2015-2017 đã tăng khá cao. Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, đây có thể sẽ là rào cản khả năng tăng giá trong thời gian tới.

6/ Trong những tháng tới, một số lượng lớn dự án căn hộ cao cấp tại thị trường này đi vào giai đoạn giao nhà, làm tăng áp lực cho thuê và thoát hàng. Ngoại trừ phân khúc căn hộ trung cấp trở xuống, còn lại thị trường căn hộ cao cấp sẽ đối mặt với kịch bản giảm tốc.

7/ Trong năm nay và một vài năm tới, nhu cầu căn hộ giá rẻ, bình dân vẫn dẫn đầu các phân khúc nhà ở tại Sài Gòn. Tuy nhiên, nếu dự án có vị trí và hạ tầng quá kém thì nhà đầu tư ít có cơ hội sinh lời và khó bán hàng hơn.

8/ Trong thời gian tới, nhà đầu tư khó tìm được khả năng khai thác nên đất nền có thể bị chững lại. Đặc biệt nếu dòng vốn lớn đổ vào phân khúc thị trường này có sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ dẫn đến mất an toàn cho suất đầu tư.



9/ Do áp lực cạnh tranh quá lớn và cuộc đua thoát hàng có nhiều khả năng sẽ ra khốc liệt, bất động sản nghỉ dưỡng lân cận Sài Gòn và các thành phố biển sẽ đối mặt nhiều khó khăn.

Trong khi chuyên gia Đinh Thế Hiển đưa ra góc nhìn đầy thận trọng nêu trên, cũng tại hội thảo, Luật sư Bùi Quang Tín lại chỉ ra điểm sáng lạc quan của thị trường bất động sản Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung.

Cụ thể ông Tín cho rằng, trong năm 2017 lãi suất tại Việt Nam vẫn đang trên đà giảm và trong những năm tới vẫn tiếp tục xu hướng ngày càng điều chỉnh đi xuống, hòa chung với mặt bằng lãi suất của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Đây chính là một điều kiện thuận lợi, có những tác động trực tiếp đến thị trường bất động sản. Bởi lẽ, hiện nay quá nửa vốn mua, đầu tư vào bất động sản có nguồn gốc vay từ ngân hàng. Có thể thấy điểm tích cực rõ nhất là cơ hội để người mua nhà và cả các đơn vị phát triển dự án dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn rẻ.

Nhà phố mini gần phố đi bộ Bùi Viện: Giá trăm triệu đồng mỗi m2


Nhà phố mini xây trên các thửa đất nhỏ, diện tích chỉ từ 23-30m2, nằm lọt thỏm trong hẻm nhỏ đường Bùi Viện (Tp.HCM) có giá bán trung bình khoảng 100 triệu đồng/m2.
Mặc dù mới khai trương từ giữa tháng 8/2017 nhưng khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp.HCM (tức phố đi bộ Bùi Viện) từ lâu đã được xem là 'thánh địa' của nhà phố siêu nhỏ giữa trung tâm Sài Gòn. Nhà tại khu này rất bé nhưng giá bán vô cùng đắt đỏ liên tục tăng nhiệt trong 7 tháng qua.
Các căn nhà đều được xây dựng trên những mảnh đất nhỏ khoảng 23-25-30m2, nhưng giá bán mỗi căn thấp nhất cũng từ 2,5-3 tỷ đồng, thậm chí có thể lên đến 3,5-6,5 tỷ đồng tùy theo số tầng. Như vậy, mỗi m2 đất hẻm gần phố đi bộ Bùi Viện có giá lên tới 100 triệu đồng.
Đơn cử, căn nhà một trệt, một lửng, một lầu nằm trên khu đất 26m2 trong hẻm đường Bùi Viện, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1 hiện được chào bán với giá 3,7 tỷ đồng.
Gần đó, một căn nhà phố hẻm nằm ở trung tâm phố Tây Phạm Ngũ Lão xây trên khuôn viên đất 30m2, một trệt, một lửng, 2 lầu đang được rao bán với giá 6,5 tỷ đồng. Khung giá ngất ngưởng này được bên bán đưa ra trên cơ sở vị trí của bất động sản là độc nhất vô nhị, hiếm có.
Cá biệt hơn, một căn nhà phố diện tích chỉ 30m2 nhưng được chào giá chưa thương lượng lên tới 6 tỷ đồng. Mức giá này không gây ngạc nhiên khi căn nhà được các môi giới phong cho biệt danh 'đặc sản khách sạn hẻm 2 người tránh', ám chỉ hẻm cực nhỏ, tuy nhiên luôn chật cứng khách thuê phòng.
Thậm chí những căn nhà hẻm siêu nhỏ gần phố đi bộ Bùi Viện, diện tích đất dưới 20m2 giá bán còn đắt hơn cả những căn xây trên khuôn viên đất 25-30m2. Chẳng hạn một căn phòng xây trên thửa đất diện tích chỉ 18m2, gồm một trệt một lửng, một toilet nhưng giá bán lên tới 2,2 tỷ đồng, tức mỗi m2 vuông đất có giá trên 120 triệu đồng.
Anh Giản, một người dân muốn chuyển hộ khẩu về trung tâm quận 1, Tp.HCM để tiện nộp đơn xin học vào trường cùng tuyến cho con, cho biết anh đang thương lượng mua nhà trong hẻm 84 Bùi Viện nhưng vừa phải từ bỏ ý định vì giá bất động sản ở đây quá "chát".

Vị khách này kể thêm, anh đã đi xem một căn nhà phố mini xây trên phần đất 25m2, qui mô một trệt, một lầu được chủ nhà hét giá 3,8 tỷ đồng. Thấy giá cao quá, anh Giản nhờ một cò đất thân tín trên địa bàn kiểm tra thông tin thì vỡ lẽ cách đây một năm, căn nhà này chỉ được bán với giá 2,7-2,8 tỷ đồng. Như vậy, giá bán đã tăng một tỷ đồng trong vòng một năm! Vì sợ giá ảo, nên cuối cùng anh Giản quyết định mua một căn khác ở đường Trần Đình Xu, quận 1 với giá mềm hơn.
Ông Đoàn Quốc Duyệt, người có nhiều năm hoạt động trong ngành bất động sản và có hơn 5 năm làm môi giới nhà lẻ tại Tp.HCM nhận xét, giá nhà phố mini, nằm trong các con hẻm ở phố Tây Phạm Ngũ Lão đang leo thang và trở nên ngày càng đắt đỏ chủ yếu do tác động của việc Tp.HCM đầu tư và khánh thành phố đi bộ Bùi Viện. Điểm đặc biệt cũng là lợi thế của các sản phẩm nhà phố siêu nhỏ này là sở hữu vị trí đắc địa, có một không hai và đặc biệt cơ hội cho thuê với doanh thu ổn định cực tốt.
Ông Duyệt cho biết thêm, giá bất động sản tại đây không ngừng tăng lên là do các tiện ích thương mại, dịch vụ và môi trường kinh doanh khu vực này đang ngày càng hoàn thiện và hấp dẫn, lại được thành phố quan tâm đầu tư bài bản. Chưa kể lưu lượng người di chuyển đến khu này cũng cực lớn. Các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, check in tại khu vực này diễn ra hết sức sôi động, không chỉ thu hút người nước ngoài mà ngay cả giới trẻ Sài Gòn và khách du lịch nội địa đủ các vùng miền cũng kéo đến.
Người nước ngoài, đặc biệt là khách Tây rất ưa thích các ngôi nhà hẻm gần phố đi bộ Bùi Viện vì chúng có phong cách "tiny and cozy", có nghĩa là nhỏ bé và tiện nghi. Vì thế từ lâu, khu vực này đã hình thành một thị trường phòng trọ cho thuê chuyên nghiệp với nhiều chủng loại, đa dạng giá cả, đầy đủ tiện ích, dịch vụ. Tất cả các dịch vụ phục vụ cho du khách đến phố Tây Bùi Viện đều được chuyên môn hóa, giá cạnh tranh. Đây cũng chính là chìa khóa tạo nên sức hấp dẫn của nhà phố khu vực này.
Theo ông Duyệt, trong thời gian tới, xu hướng tăng giá chào bán nhà phố mini trong các con hẻm gần phố đi bộ Bùi Viện nhiều khả năng sẽ tiếp diễn nếu môi trường kinh doanh, cho thuê mặt bằng tại khu vực này ngày càng sôi động.

Chuyện người bán sữa bò rong và 6 bài học kinh điển ai cũng cần biết

www.daihochcm.edu.vn

 Một vị khách mua sữa bò, người bán hàng rong nói “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”. Vị khách lập tức mua 3 chai làm 3 lần và đắc ý vì tưởng mình đã lời…
Câu chuyện số 1
Có một vị khách đi mua sữa bò vào một sáng ngày cuối tuần. Khi anh ta đang đi thì gặp người gánh hàng rong đang bán sữa bò ở ven đường, anh đã tiến đến và hỏi giá. Người bán hàng rong trả lời: “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”.
Vị khách không nói gì liền lấy trong túi ra 3 đồng để mua 1 chai, rồi mua thành 3 lần. Mua xong anh ta rất đắc ý cười lớn nói với người bán hàng rong: “Ông có thấy không, tôi chỉ trả 9 đồng đã mua được 3 chai sữa!”
Người bán hàng rong không nói gì, chỉ mỉm cười và thầm nghĩ: “Hay thật! Từ khi áp dụng phương pháp tính giá này, chỉ một thoáng mình đã bán được 3 chai sữa”.

Bài học rút ra: Trên đời muốn bán được bất cứ thứ gì bạn cũng cần phải có chiến lược.
Câu chuyện số 2
Một cặp vợ chồng đi dạo qua các cửa hàng. Người vợ nhìn thấy một bộ đồ ăn cao cấp và tỏ ý muốn mua. Ông chồng chê món đồ đó đắt đỏ nên không sẵn sàng chi tiền. Người bán hàng xem qua rồi nói nhỏ một câu với người chồng. Sau khi nghe xong, ông không còn do dự, liền lập tức bỏ tiền ra mua.
Người bán hàng đã nói: “Bộ đồ ăn quý như thế này, vợ anh sẽ không nỡ để anh rửa chén nữa đâu.”
Bài học rút ra: Chỉ cần đánh trúng tâm lý của khách hàng, chắc chắn bạn sẽ bán được hàng.
Câu chuyện số 3
Có một người ăn mày đến nhà Tiểu Vương xin ăn. Tiểu Vương bèn cho ông ta 10 đồng, ngày hôm sau người ăn xin này lại đến. Tiểu Vương tiếp tục cho 10 đồng, và sự việc cứ tiếp diễn như vậy trong 2 năm liền.
Rồi một ngày Tiểu Vương chỉ cho ông ta 5 đồng thay vì 10 đồng như trước kia. Người ăn mày bèn hỏi lại: “Sao trước kia ngài cho tôi 10 đồng, giờ ngài lại chỉ cho 5 đồng?”
Tiểu Vương đáp lại: “Ta đã kết hôn”.
Người ăn mày giận dữ tát Tiểu Vương một cái rồi thốt lên: “Chết tiệt, sao ngươi dám mang tiền của ta để đi nuôi người đàn bà khác?”
Bài học rút ra: Không nên cung cấp thứ gì miễn phí cho khách hàng quá lâu vì nó sẽ hình thành thói quen không tốt, và đến cuối cùng bạn sẽ không thể bán được hàng.
Câu chuyện số 4
Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”
Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”
Bài học rút ra: Một người bán hàng tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng nhất.
Câu chuyện số 5
Một cậu bé cầm số tiền 3.000 đồng đến vườn để mua dưa hấu. Người nông dân bán dưa thấy tiền quá ít nên muốn đuổi cậu bé rời đi bằng cách chỉ vào quả dưa hấu nhỏ tí nói: “3.000 đồng chỉ có thể mua một quả dưa nhỏ ở đằng kia”, cậu bé lập tức đồng ý, và đưa tiền cho lão nông.
Người bán dưa hấu đã rất ngạc nhiên hỏi lại: “Quả dưa này còn chưa chín, cháu định ăn nó kiểu gì?” Cậu bé đáp: “Cháu đã trả tiền rồi vậy quả dưa này đã thuộc về cháu, đợi đến khi dưa chín rồi cháu sẽ đến lấy nó”
Bài học rút ra: Đừng vội vàng ký hợp đồng với khách hàng khi bạn chưa tìm hiểu kỹ mọi thứ.
Câu chuyện số 6
Vợ chồng phú ông mở cuộc thi kén rể. Chàng A nói, tài khoản có 1 triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự 2 triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa hai bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác. Kết quả, chàng C trở thành con rể nhà phú ông.
Bài học rút ra: Muốn cạnh tranh với đối thủ, bạn cần có tay trong!

Bảng điểm kiểm tra các Khóa: K40+K41+K42

Điểm thi các môn của các Khóa bất động sản của các  Khóa K40, K41 và K42


Theo quy định của Thông tư 11/2015/TT-BXD, các bàiKiểm tra dưới 7.0 điểm sẽ KHÔNG đạt và phải thi lại,

Tất cả các buổi thi đều sẽ là đề đóng (không được phép dùng tài liệu)

Các anh/chị đăng ký kiểm tra lại tại Văn phòng 131 Cô Bắc, Q.1

Nếu anh/chị học đầy đủ số buổi theo yêu cầu (đánh dấu đủ trên Phiếu học viên): Không đóng lệ phí kiểm tra lại

Anh/chị không tham gia đủ số buổi học theo yêu cầu nhưng làm bài kiểm tra nếu không đạt sẽ đóng lệ phí thi lại và thu xếp học lại các buổi học còn thiếu.

Lệ phí kiểm tra lại: 100.000 đồng/môn

Anh chị học viên thi trên 7.0 điểm, sớm nộp báo cáo thực tập chuyên ngành trước 31/8/2017,

Khi nộp Báo cáo thực tập yêu cầu đính kèm photo CMND và 2 hình 4*6 (chuẩn quốc tế) để trung tâm làm thủ tục xét cấp Giấy chứng nhận hoàn tất khóa học.

Khóa K42:

+ KTCS:

+ Môi giới:

+ Quản lý sàn: 

+ Định giá: 

Khóa K41:

+ KTCS:

+ Môi giới:

+ Quản lý sàn:

+ Định giá:

Khóa K40:

+ KTCS:

+ Môi giới:

+ Quản lý sàn:

Trân trọng

Tăng thuế VAT: Giá nhà tăng theo, người nghèo chịu thiệt

www.daihochcm.edu.vn

Doanh nghiệp cho rằng, tăng thuế VAT lên 12% sẽ trực tiếp tác động tới người nghèo, riêng đối với thị trường bất động sản sẽ có ảnh hưởng mạnh khi giá nhà buộc phải tăng theo…
Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế VAT lên 12% từ năm 2019 với lý do mức VAT hiện tại 10% tương đối thấp, không phù hợp với thông lệ quốc tế, khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia. Phương án tăng thuế VAT này ngay lập tức nhận được sự thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận và cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Có thể nói, thuế VAT có tác động rất lớn đối với nền kinh tế, tất cả doanh nghiệp, cũng như cuộc sống của người dân. Đối với thị trường BĐS, đặc biệt là nhà ở sử dụng hàng ngàn sản phẩm của hàng chục ngành sản xuất, từ thi công xây dựng, kinh doanh, đến dịch vụ.... Do đó, việc đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019 của Bộ Tài chính sẽ dẫn đến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng lên, điều này đồng nghĩa với giá bán nhà cũng buộc phải tăng lên.
Để có cái nhìn rộng hơn về vấn đề này, PV Báo điện tử Infonet đã có cuộc phỏng vấn ý kiến một số lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản (BĐS).
Ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Hải Phát: Thuế VAT tăng lên 12% thì giá BĐS tăng theo tỷ lệ đó
Khi nâng bất kỳ khoản thuế nào cũng làm tăng giá BĐS, thuế VAT tăng lên 12% thì giá BĐS tăng theo tỷ lệ đó, tất nhiên chắc chắn sẽ có sự chia sẻ giữa chủ đầu tư và khách hàng. Song, nó còn phụ thuộc vào từng loại BĐS, nhưng khi đầu vào cao, ngoài biên giá thành thì còn phụ thuộc vào lợi nhuận của chủ đầu tư, có chủ đầu tư không tăng, có chủ đầu tư tăng. Bởi việc tăng giá phụ thuộc vào thị trường, cung cầu, khách hàng, đặc thù sản phẩm.
Nếu thị trường phát triển ổn định, bền vững, tính thanh khoản tốt thì việc tăng thuế VAT không ảnh hưởng nhiều lắm, còn nếu thị trường trầm lắng, đóng băng, thanh khoản chậm thì việc này tác động rất nhiều đến việc đầu tư, kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp.
Đây mới là đề xuất, tuy nhiên doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn nhận được sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước khi đề ra những chính sách để doanh nghiệp có thể cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng, giá thành phù hợp.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Reenco Sông Hồng: Tác động không lớn tới thị trường BĐS
Việc Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế VAT rất trúng và đúng, bởi chúng ta đi quá chậm lộ trình thuế, tới đây chúng ta cam kết quốc tế đến năm 2018-2020 hầu như sẽ bỏ những sắc thuế xuất nhập khẩu, như vậy cần tăng thuế VAT thì mới có nguồn để kế thừa những sắc thuế khác bỏ đi.
Chúng ta cần có lộ trình phù hợp, tuyên truyền với người dân và doanh nghiệp hiểu, chia sẻ với nhà nước trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Lúc đầu có thể sẽ đẩy giá thành một số mặt hàng lên nhưng đó chỉ là cái nhỏ so với cái chung.
Tăng thêm 2% VAT này sẽ không tác động lớn tới thị trường BĐS bởi tỷ lệ này không quá lớn so với giá thành một ngôi nhà, chúng ta được giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng liên quan đến BĐS, có thể có doanh nghiệp chưa bắt kịp, sẽ phải cộng giá thành vào giá bán, lúc này chủ đầu tư cần tính toán làm sao để đưa ra mức giá phù hợp nhất, không tăng đáng kể dù thuế VAT tăng thêm.
Chúng ta không thể không tuân theo quy luật của kinh tế thị trường. Năm 2019 mới thực thi thì có đủ thời gian cho doanh nghiệp tính toán, giảm tối đa chi phí quản lý để làm sao bù đắp vào sắc thuế đó.
IEFA - 131 Cô Bắc, Q.1 - Trường đào tạo bất động sản từ 2008
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành: Ảnh hưởng rất lớn đến người nghèo
Thời gian gần đây Bộ Tài chính lúng túng khi thu không đủ chi, các động tác của Bộ Tài chính giờ chỉ nhằm tăng thu, nào là tăng thuế môi trường xăng dầu, tăng thuế VAT… Vì sao không tìm giải pháp giảm chi mà chỉ nghĩ biện pháp tăng thu?
Khi tăng thuế VAT thì giá cả sẽ tăng theo, giá BĐS cũng sẽ tăng theo. VAT tăng thêm lên 2% thì giá cả tăng cộng hưởng nhau có thể không chỉ tăng 2% mà tăng thêm 3-4%, thậm chí “thừa nước đục thả câu” sẽ còn tăng thêm đến 5%... thì ảnh hưởng rất lớn đến người nghèo. Bởi lẽ, chi phí ăn mặc đi lại của người nghèo chiếm 70-80% thu nhập của họ. Còn người giàu thì chi phí ăn mặc đi lại chỉ chiếm khoảng 20-30% thu nhập của họ nên không ảnh hưởng nhiều đến người giàu như người nghèo.
Ông Vũ Cương Quyết, Tổng giám đốc Đất Xanh miền Bắc: Tăng thuế VAT thêm 2% không phải là con số nhỏ
Tăng thuế VAT sẽ ảnh hưởng khá mạnh, khi tăng thuế này thì sẽ đè nặng lên người dân chứ không phải doanh nghiệp. Không có nhiều nước áp dụng thuế VAT trên 10%, chỉ có vài nước thôi mà chúng ta áp dụng theo thì hơi quá.
Tăng thuế VAT cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường BĐS bởi giá trị BĐS khá lớn, căn hộ thấp nhất cũng có giá 1-2 tỷ đồng, khách hàng phải đóng thêm 2% nữa thì càng đè nặng lên người tiêu dùng, cộng với việc thuế VAT của nguyên vật liệu xây dựng tăng giá thêm nữa thì cũng thêm vào giá thành… và người mua nhà phải chịu hoàn toàn, còn doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá thêm khi chi phí đầu vào tăng.
Chúng ta nên cân nhắc rất kỹ, tăng thuế VAT thêm 2% không phải là con số nhỏ đối với toàn bộ người tiêu dùng và nhất là đối với đất nước có mức thu nhập của người dân thấp như ở Việt Nam.
Thị trường BĐS đang phát triển khá ổn định, nên khi tăng thuế VAT trực tiếp đánh vào người tiêu dùng càng khiến giá BĐS tăng hơn, vượt ngưỡng sức mua thì sẽ ảnh hưởng đến thị trường BĐS.

Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

ĐẶC BIỆT: Khóa MÔI GIỚI Bất động sản thi sát hạch tại Sở Xây dựng - Tp.HCM

www.daihochcm.edu.vn


Nhà trường thông báo đến các anh/chị học viên Khóa Môi giới Bất động sản Đặc biệt

Thi sát hạch tại Sở Xây dựng Tp.HCM

Khai giảng: Thứ 2 (21/8) - (25/8) - (08/9) - (18/9)

Xin liên hệ: 0933.75.95.95

+ Thời gian: Các buổi tối 2-4-6 và 3-5-7

Từ 18g00 đến 21g00


+ Thời lượng:

- Môi giới BĐS: 14 buổi 

- Định giá BĐS: 16 buổi 

- Quản lý sàn giao dịch BĐS: 15 buổi

+ Phòng 305 - Cơ sở số 131 Cô Bắc, Q.1 (góc Cô Bắc - Ng Khắc Nhu)

Đăng ký sớm, trước ngày khai giảng, chỉ từ 1.100.000 đồng/lớp/học viên

1. Môi giới bất động sản


Thời khóa biểu tham khảo: 




2. Quản lý sàn giao dịch bất động sản:  http://www.sangd.com/bds.aspx?param=chuongtrinhqls_ct 

3. Định giá bất động sản:  http://www.sangd.com/bds.aspx?param=chuongtrinhdg_ct 

Ghi danh và chi tiết xin liên hệ: 131 Cô Bắc, Q.1

(08) 3507.2986 - 3507.2987 - 0933.75.9595




---------------------

Học viên đăng ký từ 02 lớp bất động sản trở lên được tặng một trong các khóa học sau: