Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

Viện Kinh tế, Tài chính và Bất động sản (IEFA): Câu truyện điển hình về bong bóng bất động sản

Công trình xây cất chưa xong nhưng gặp lúc giá nhà đất bất đầu phát lên, ngân hàng định giá lại và cho biết trị giá công trình của họ từ 1 triệu SGD đã tăng lên đến 3 triệu SGD. Ngân hàng sẵn sàng tái tài trợ số nợ cũ, từ 800.000 SGD (nghĩa là 80% của 1 triệu SGD) nay lên đến 2,4 triệu SGD (80% của 3 triệu SGD), tức là cho họ vay thêm 1,6 triệu SGD nữa.
Với số tiền “từ trên trời rơi xuống” này, họ mua một khách sạn 60 phòng với giá 6 triệu SGD, dùng 1,6 triệu SGD làm vốn và vay một ngân hàng khác 4,4 triệu SGD (tức là 73% giá trị của khách sạn). Giá nhà đất vẫn tiếp tục gia tăng vùn vụt và khách sạn nói trên giờ được định giá là 10 triệu SGD. Hai vợ chồng này liền đến một ngân hàng khác để vay 8 triệu SGD (tức là 80% trị giá của khách sạn) rồi dùng số tiền này để trả hết số nợ 4,4 triệu SGD đã vay trước đây, còn lại trong tay 3,6 triệu SGD.
Viện Kinh tế, Tài chính và Bất động sản (IEFA): Câu truyện điển hình về bong bóng bất động sản: www.daihochcm.edu.vn Vào khoảng giữa thập niên 1970, có một cặp vợ chồng người Singapore đứng ra thành lập một công ty phát triển BĐS vớ...

Câu truyện điển hình về bong bóng bất động sản

Vào khoảng giữa thập niên 1970, có một cặp vợ chồng người Singapore đứng ra thành lập một công ty phát triển BĐS với số vốn 200.000 SGD (lúc bẩy giờ chỉ vào khoảng 80.000 USD). Họ đi vay ngân hàng được 800.000 SGD để mua một mảnh đất xây 30 ngôi nhà.
Công trình xây cất chưa xong nhưng gặp lúc giá nhà đất bất đầu phát lên, ngân hàng định giá lại và cho biết trị giá công trình của họ từ 1 triệu SGD đã tăng lên đến 3 triệu SGD. Ngân hàng sẵn sàng tái tài trợ số nợ cũ, từ 800.000 SGD (nghĩa là 80% của 1 triệu SGD) nay lên đến 2,4 triệu SGD (80% của 3 triệu SGD), tức là cho họ vay thêm 1,6 triệu SGD nữa.
Với số tiền “từ trên trời rơi xuống” này, họ mua một khách sạn 60 phòng với giá 6 triệu SGD, dùng 1,6 triệu SGD làm vốn và vay một ngân hàng khác 4,4 triệu SGD (tức là 73% giá trị của khách sạn). Giá nhà đất vẫn tiếp tục gia tăng vùn vụt và khách sạn nói trên giờ được định giá là 10 triệu SGD. Hai vợ chồng này liền đến một ngân hàng khác để vay 8 triệu SGD (tức là 80% trị giá của khách sạn) rồi dùng số tiền này để trả hết số nợ 4,4 triệu SGD đã vay trước đây, còn lại trong tay 3,6 triệu SGD.

Chúng ta biết rằng, cho đến lúc này, họ vẫn làm chủ của 30 ngôi nhà mới xây xong đang cho thuê và một khách sạn.
Bản cũ soạn lại, với 3,6 triệu SGD còn lại, họ mua thêm một khách sạn thứ hai trị giá 20 triệu SGD. Và chỉ vài năm tiếp tục vay đi trả lại như thế, cuối cùng họ có trong tay 20 triệu SGD, và dựa vào đó vay thêm 40 triệu SGD mua thêm một khách sạn thứ ba trị giá 60 triệu SGD ở phố Orchard sang trọng.
Cơn sốt nhà đất tại Singapore đột ngột chấm dứt với cuộc khủng hoảng kinh tế  bắt đầu từ giữa thập niên 1980. Trong những năm kế tiếp, cũng như hầu hết các công ty khác ở Singapore, công ty BĐS của cặp vợ chồng này đã phải trải qua một giai  đoạn vô cùng điêu đứng. Họ đã phải lần lượt bán hết 30 ngôi nhà và hai khách sạn đầu tiên để trả nợ, nhưng vẫn gồng mình để giữ được khách sạn thứ ba với số tiền vay nợ ngân hàng ngày càng chồng chất.
Sau một thời gian ổn định kinh tế, đến năm 1994, một cơn sốt nhà đất khác lại bắt đầu tại Singapore. Khi giá nhà cửa lên đến mức khủng khiếp nhất vào năm 1996, công ty của 2 vợ chông trên may mắn bán được khách sạn còn lại ấy với giá 480 triệu SGD. Sau khi trả hết nợ cũ (từ 40 triệu SGD đã lên đến khoảng 100 triệu SGD), họ có trong tay 380 triệu SGD (tương đương khoảng 270 triệu USD).
Như vậy, chỉ sau 20 năm, công ty này đã biến 80.000 USD thành một cơ nghiệp  khổng lồ khoảng 270 triệu USD, Và chỉ trong vòng 10 năm trước khủng hoảng, trị  giá của cái khách sạn này đã tăng 8 lần (từ 60 triệu SGD lên đến 480 triệu SGD).
Hai cơn sốt nhà đất tại Singapore trong vòng 20 năm qua đã làm thay đổi hoàn  toàn bàn cờ kinh tế trong nước. Trước mắt, một số tập đoàn công ty từ chỗ vô danh đã phất lên nhờ giá trị BĐS của họ vụt tăng giá và nhờ các ngân hàng đã không ngớt tung tiền cho vay. Thành công đến quá dễ dàng nên rất nhiều công ty khác cũng đã nhảy vào ngành BĐS, từ các ngành kinh doanh xe buýt, đóng tàu bè, dệt may, cho đến lắp ráp điện tử... mặc dầu đều chưa hề có tí kinh nghiệm nào về xây cất. Và chính trong thời gian này nhiều tập đoàn cũng đã bắt đầu bỏ tiền túi đầu tư vào các nước trong khu vực.
Những chuyển biến trên đây không hẳn chỉ riêng ở Singapore mới có mà thực sự đã xảy ra rập khuôn tại tất cả các nơi khác trong khu vực, từ Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a cho tới Hàn Quốc, Hồng Công ... Tăng trưởng kinh tế bắt nguồn từ sự thổi phồng giá trị BĐS đã tạo nên một cơ cấu rất mong manh. Sự sụp đổ của đồng  bath Thái Lan vào tháng 7 năm 1997 chỉ là cái ngòi nổ, đưa đến một sự sụp đổ kinh tế dây chuyền tại tất cả các nước trong vùng.
Khi giá nhà đất  đã xuống khoảng 35%. Điều này có nghĩa khách sạn được đưa ra làm thí dụ ở trên từ  380 triệu SGD giảm còn 247 triệu SGD, Và dựa trên hối suất mới thì chỉ còn 145 triệu USD, mất đi 125 triệu USD, hay giảm giá 46% trong một năm. Nếu chỉ một khách sạn nhỏ như vậy mà đã mất đi 125 triệu USD, ta cũng đủ tưởng tượng trị giá tài sản của cả nền kinh tế Singapore đã vụt biến mất sẽ khổng lồ đến mức nào. Và nếu Sing-ga-po đã phải mất mát như thế thì tình hình tại các nước khác trong vùng lại còn bị đát đến chừng nào.
Đồng thời ta cũng có thể đoán trước rằng, vấn đề sẽ không dừng ở đó mà trong thời gian tới sẽ có rất nhiều công ty buộc phải phá sản và tình hình sẽ còn nguy ngập hơn nhiều.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2019

Viện Kinh tế, Tài chính và Bất động sản (IEFA): Mức học phí ĐẶC BIỆT áp dụng đến 02/9/2019

==> MỨC HỌC PHÍ ĐẶC BIỆT ÁP DỤNG ĐẾN 02/9/19

 (Tặng khóa học Phong thủy bất động sản khi đăng ký trước ngày Khai giảng )
--------------------------------------------------------------------------------------------
1. Môi giới BĐS (MG): chỉ còn 1.100.000 đồng 
2. Quản lý sàn GD BĐS (QLS): chỉ còn 1.100.000 đồng
3. Định giá BĐS (ĐG):  chỉ còn 1.400.000 đồng
4. Môi giới + Quản lý sàn GD BĐS: chỉ còn 1.600.000 đồng
5. Môi giới + Định giá BĐS: chỉ còn 2.000.000 đồng
6. Quản lý sàn GD + Định giá BĐS: chỉ còn 2.000.000 đồng
7. Cả 3 lớp (MG+ĐG+QLS): chỉ còn 2.600.000 đồng


Viện Kinh tế, Tài chính và Bất động sản (IEFA): Mức học phí ĐẶC BIỆT áp dụng đến 02/9/2019: www.daihochcm.edu.vn ==> Mức học phí ĐẶC BIỆT áp dụng đến 02/9/19   (Tặng khóa học Phong thủy bất động sản  khi  đăng ký trước ...

Mức học phí ĐẶC BIỆT áp dụng đến 02/9/2019



==> Mức học phí ĐẶC BIỆT áp dụng đến 02/9/19

 (Tặng khóa học Phong thủy bất động sản khi đăng ký trước ngày Khai giảng )
--------------------------------------------------------------------------------------------
1. Môi giới BĐS (MG): chỉ còn 1.100.000 đồng 
2. Quản lý sàn GD BĐS (QLS): chỉ còn 1.100.000 đồng
3. Định giá BĐS (ĐG):  chỉ còn 1.400.000 đồng
4. Môi giới + Quản lý sàn GD BĐS: chỉ còn 1.600.000 đồng
5. Môi giới + Định giá BĐS: chỉ còn 2.000.000 đồng
6. Quản lý sàn GD + Định giá BĐS: chỉ còn 2.000.000 đồng
7. Cả 3 lớp (MG+ĐG+QLS): chỉ còn 2.600.000 đồng
---------------------------------------------------------------------------------
+ + + SINH VIÊN dưới 22 tuổi được giảm 
50%trên học phí gốc
1. Môi giới BĐS (MG): 650.000 đồng           
2. Định giá BĐS (ĐG): 800.000 đồng
3.Quản lý sàn giao dịch BĐS (QLS): 650.000 đồng
4. Môi giới + Quản lý sàn GD BĐS1.300.000 đồng
5. Môi giới + Định giá BĐS1.450.000 đồng
6. Quản lý sàn GD + Định giá BĐS: 1.450.000 đồng
7. Cả 3 lớp (MG+ĐG+QLS): giảm còn 2.100.000 đồng
ĐĂNG KÝ NHÓM:
+ Từ 5 người  giảm thêm 100.000 đồng/học viên.
Từ 10 người  giảm thêm 200.000 đồng/học viên trên mức học phí đặc biệt.
Đăng ký xin liên hệ:
131 Cô Bắc, Q.1 - 0933.75.95.95 - 0919.51.2011
(028) 3507.2985 - 3507.2986 - 3507.2987
Khóa học môi giới - Trường đào tạo bất động sản IEFA
------------------------------------------------------------------------

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Môi giới đỉnh cao, ngồi không khách hàng vẫn tự tìm đến


Bán bất động sản chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt là với người mới vào nghề. Có những môi giới phải đi năn nỉ, thậm chí nói dối để bán hàng. Nhưng cũng có những môi giới mà khách hàng luôn đồng hành cùng họ. Họ đã tiến đến cấp độ bán hàng cao nhất bằng cảm xúc.

Nhiều sale đã làm nghề 3 - 4 năm nhưng vẫn mang một phong cách tư vấn chẳng khác gì nhiều so với nhân viên mới. Có chăng chỉ là ăn nói lưu loát hơn và có nét tự tin hơn chút đỉnh còn lại hướng tư vấn và nói chuyện vẫn vậy. Để môi giới từng bước hoàn thiện kỹ năng, xin chia sẻ một số cấp độ tư vấn trong bán hàng bất động sản.

Cấp độ 1: Tư vấn theo phong cách dụ dỗ. Cấp độ này thường thấy nhất ở những nhân viên mới. Họ chưa có kiến thức sâu trong nghề. Họ đang học vẹt, những thế hệ đi trước thế là họ thao thao bất tuyệt giấu đầu hở đuôi. Có thể sản phẩm rất tốt trên một khía cạnh nào đó, nhưng họ chưa biết cách bán. Phương châm của họ là nói cái tốt, che giấu cái xấu. Họ năn nỉ khách hàng đi xem đất, họ nói dối khách hàng để bán được hàng…

Biểu hiện lớn nhất của cấp độ này là đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của khách hàng. Tất cả những câu chuyện họ đưa ra cũng chỉ với mục đích muốn khách hàng nghe theo mình và đi xem đất sau đó mua hàng. Và thông thường bán hàng xong họ phải giải quyết khách hàng rất nhiều và họ rơi vào vòng xoáy cãi vã, mất khách hàng ở những thế hệ F2, F3…

Đây là quá trình tất yếu phải xẩy ra. Nhưng nhiều nhân viên để nó xảy ra trong suốt sự nghiệp bán hàng của mình mà không thay đổi. Thậm chí nhiều người dùng cấp độ này để dụ dỗ được khách, gặt hái được một số thành quả nhất định được đưa lên làm quản lý và họ lên khi vẫn ở “cấp độ 1”… Chuyện gì đến sẽ đến, móng xây chưa chắc thì không thể xây cao. Nếu không thoát ra thì nó sẽ là vòng luẩn quẩn.

Cấp độ 2: Tư vấn theo phong cách thuyết phục. Đây là cấp độ phổ biến nhất trong những nhân viên giỏi ở các công ty. Biểu hiện lớn nhất của cấp độ này là họ có khả năng phân tích, chứng minh và lập luận sắc bén. Họ hướng khách hàng theo những sản phẩm của họ trên nguyên tắc tập trung vào lợi ích của khách hàng. Những khách hàng được họ tư vấn sẽ biết cả điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm. Họ đưa ra những giải pháp để tháo gỡ những nhu cầu và khó khăn của khách hàng.

Nghe thì thấy đơn giản nhưng phải khẳng định số nhân viên có được kỹ năng này là không nhiều vì tâm lý lười suy nghĩ. Để đạt cấp độ này cần có thời gian trải nghiệm và tự chiêm nghiệm với cái nghề mà mình đang làm. Để đạt cấp độ này thì cái cá nhân đó cần liên tục đặt ra cho chính mình những câu hỏi và tự tư duy để trả lời những câu hỏi đó như: Tại sao phải mua ở đây mà không phải dự án khác? Tại sao phải mang tiền khi đi xem đất…Và họ đứng trên góc độ của khách hàng để tự trả lời những câu hỏi này sao cho những câu trả lời tập trung tối đa vào lợi ích khách hàng.

Cấp độ 3: Tư vấn theo kiểu vừa dụ dỗ vừa thuyết phục. Đây là cấp độ phổ biến nhất mà hầu hết tới hơn 60% nhân viên đang dùng. Biểu hiện lớn nhất đó là đôi khi giấu đầu hở đuôi, vẫn sợ khi nói ra cái xấu của sản phẩm. Nguyên nhân, nhiều nhân viên ở lại cấp độ này vì họ dừng suy nghĩ và trau dồi kỹ năng. Chỉ đơn giản bởi họ nghĩ mình đã biết đủ, đã đạt tới giới hạn và vì họ so sánh với những người xung quanh mình và thấy hầu hết mọi người đều như vậy nên nghĩ có lẽ nó là cái đích cuối cùng rồi đây. Đó là giới hạn của hầu hết các nhân viên và kết quả tất yếu là bán hàng ở mức trung bình thậm chí lúc được lúc không.

Cấp độ 4: Tư vấn mang lại cơ hội thực sự cho khách hàng (bán hàng bằng cảm xúc). Đây là cấp độ cao nhất mà chúng ta hướng tới. Có một số người đã dùng, đã thu được những thành quả nhất định và chỉ chiếm một số ít trong các công ty. Thậm chí, nhiều công ty còn không có lấy một người.

Biểu hiện của cấp độ này là họ luôn tự tin, khách hàng theo họ và hiếm khi thấy họ theo khách hàng. Họ tìm tòi những cơ hội có một không hai để mang lại cho khách hàng, nếu là bán dự án thì họ luôn nhanh tay giành những vị trí đắc địa cho khách hàng và luôn bảo đảm sinh lời.

Họ có khả năng quan sát, đọc vị và điều khiển cảm xúc cực tốt. Họ tập trung vào giá trị thực sự và giành giật cơ hội chớp nhoáng. Những sản phẩm họ bán luôn khan hiếm trong mắt khách hàng và họ được khách hàng tin tưởng tuyệt đối. Họ không giải thích nhiều và cũng hiếm khi phải giải quyết hậu quả. Họ có được lượng khách hàng F2, F3, F4 dồi dào hơn bất kỳ nhân viên nào trong công ty.

Các bạn đang tự hỏi làm sao đạt được cấp độ này. Xin thưa cơ hội có ở khắp nơi. Nhưng chúng ta đã thật sự đón nhận? Bạn làm bất động sản nhưng thậm chí một mảnh đất, một căn nhà bạn không có, không nghĩ cách để sở hữu, thì có nghĩa bạn chưa tiếp cận được với những cơ hội tuyệt vời từ bất động sản… Vậy làm sao bạn có thể giúp được khách hàng của mình thực sự?






Phẩm chất cần có của nhà môi giới bất động sản



Để trở thành chuyên viên tư vấn bất động sản không chỉ cần kiến thức mà đỏi hỏi bạn phải có những phẩm chất và kỹ năng nhất định của nghề. Dưới đây là tổng hợp 3 phẩm chất mà bất kỳ nhà môi giới bất động sản thành công nào cũng cần có.

Ngoài việc phải có kiến thức và kỹ năng tốt, người môi giới bất động sản đúng nghĩa còn phải có một tâm hồn đẹp.Tại các nước công nghiệp phát triển, nghề môi giới bất động sản (BĐS) có thu nhập khá cao so với mặt bằng thu nhập của những ngành nghề khác trong xã hội. Thu nhập chính của nghề môi giới BĐS từ tiền hoa hồng của người bán và các dịch vụ khác cộng thêm.Tuy nhiên, thực tế bao nhiêu người có thu nhập như mong muốn? Con số thống kê tại Úc cho thấy năm 2010, có 50% nhà môi giới bất động sản bỏ nghề, chỉ còn 20% theo nghề, số còn lại làm bán thời gian. Những số liệu này cho thấy không phải ai cũng làm nghề môi giới bất động sản được. Vậy, làm cách nào để có thể thành công trong nghề môi giới bất động sản?



Theo các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản thì có 3 yếu tố không thể thiếu đối với một chuyên viên môi giới .

1. Kiên trì

Chúng ta thử hình dung, mỗi ngày, một chuyên viên môi giới gọi 100 cuộc điện thoại để chào hàng và bị từ chối 98 cuộc gọi. Trong hai cuộc còn lại, một cuộc gọi khách hàng ra vẻ quan tâm và một cuộc gọi còn lại chỉ để hỏi giá? Liên tục trong 3 tháng như vậy không có giao dịch được thực hiện (như giai đoạn “đóng băng” hiện nay). Nếu bạn rơi vào hoàn cảnh đó và với cái bụng “xép lép” liệu bạn còn muốn theo đuổi nghề môi giới nữa không?Trong đa số trường hợp người môi giới sẽ rơi vào tâm trạng chán nản, tình trạng mất tự tin bắt đầu nhen nhóm và lăm le bỏ nghề. Vào thời điểm đó, các chuyên viên môi giới phải hiểu rằng không có con đường thành công nào đang trải thảm đỏ chờ đợi bạn phía trước. Nhà môi giới luôn phải đối diện với những tình trạng kinh doanh nói trên là câu chuyện bình thường trong nghề. Trong hoàn cảnh đó chuyên viên môi giới phải tự hỏi: Tôi đã chọn sai phân khúc thị trường; Phân khúc mà tôi đang theo đuổi không phù hợp với khả năng; Chuyên môn của tôi có vấn đề; Kiến thức nào của tôi còn hạn chế; Các kỹ năng mềm (soft skill) nào chưa được hoàn thiện?Chỉ khi bạn tìm ra được câu trả lời và có giải pháp cải thiện là lúc mà bạn đã đi gần đến con đường thành công! Nghề môi giới bất động sản không dành cho những người thiếu kiên trì và “yếu bóng vía”.

2. Hiểu đúng bản chất của nghề môi giới

Những giai đoạn “hoàng kim” của bất động sản trước đây, kiếm tiền từ môi giới quá dễ mà không cần phải đầu tư kiến thức. Trong giai đoạn đó nhà môi giới chỉ cần “uốn ba tất lưỡi” là có thể làm giá, tạo cơn sốt ảo thế là có thể kiếm vô số tiền. Cái thời đó đã qua và không có cơ hội lặp lại. Giai đoạn hiện nay, nghề môi giới bất động sản đã “sang trang”. Giờ đây, những ai muốn hành nghề trong lĩnh vực môi giới BĐS phải hiểu rằng: “Không có kiến thức và chuyên môn sẽ không tồn tại được trong nghề”. Hiện, khách hàng rất thông minh nên họ nhận ra ngay nhân viên môi giới nào là chuyên nghiệp hoặc không. Họ sẽ “chọn mặt gửi vàng” rất kỹ, trước khi quyết định có làm việc với bạn hay không? Hãy chuẩn bị tinh thần và trang bị cho mình một “hành trang” kiến thức đầy đủ trước khi đến với nghề môi giới bất động sản.

3. Khiêm tốn và cầu thị

Hiện nay, một số chuyên viên môi giới yêu nghề, cầu thị thật sự mới ý thức được giá trị của sự thành công không hề dễ dàng của nghề này. Họ luôn cố gắng hoàn thiện các kỹ năng chuyên môn và không ngừng học hỏi để phát triển.Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều ý thức được điều đó. Đa số cho rằng môi giới BĐS có gì đâu mà học, khối người không cần chứng chỉ hành nghề vẫn làm được cơ mà! Họ tin tưởng, chỉ cần kinh nghiệm “đường phố”, học lỏm qua bạn bè là đủ. Chính những quan niệm sai lầm này mà nghề môi giới bất động sản của chúng ta hiện vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các chuyên viên đang hành nghề môi giới tại các nước trong khu vực. Và trong mắt khách hàng vẫn gọi họ là “cò” nhà đất. Để trở thành một nhà môi giới chuyên nghiệm bạn hãy thật sự khiêm tốn và cầu thị, học hỏi, đầu tư thời gian để cập nhật kiến thức liên tục.  


Tuyệt chiêu giúp môi giới bất động sản tiếp cận mọi đối tượng khách hàng

Làm thế nào để tìm được nguồn khách, mua và bán bất động sản? Đây chắc hẳn là điều quan tâm của rất nhiều nhà môi giới mới vào nghề.

Người môi giới bất động sản mới vào nghề, chắc hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và thu hút khách hàng đến với mình. Vậy,  Để tạo dựng thành công từ những bước đi đầu tiên trong nghề môi giới bất động sản, chúng ta cần các kỹ năng cơ bản giúp đạt được điều mong muốn.

1. Cách tiếp cận khách hàng

Đối với khách hàng trẻ:

Tính riêng Việt Nam, đã có khoảng 35 triệu người dùng mạng xã hội facebook, trong đó nhóm dân số trẻ sở hữu một tài khoản Facebook chiếm tỷ lệ hơn 85%. Bởi vậy, đừng tiếc công để lập một trang facebook về dự án mà mình đang bán. Dành thời gian để cập nhật thông tin ưu đãi dự án và giải đáp thắc mắc cho các khách hàng thường xuyên. Qua một thời gian, bạn sẽ bất ngờ về số lượng khách tìm đến bạn thông qua kênh thông tin này đấy!

Bên cạnh việc sử dụng mạng xã hội thì bạn còn cần đăng bài quảng cáo, treo banner hoặc tin đăng về dự án của mình trên các trang báo mạng hoặc các website mua bán chuyên về bất động sản như: batdongsan, cafef, cafeland,... 

Giống như việc bán hàng trên facebook, thì muốn bán được BĐS, bạn cũng sẽ cần phải đăng tin trên các website nổi tiếng. Người mua thường xuyên thấy sự xuất hiện của bạn, sẽ tạo một sự ảnh hưởng nhất định. Đừng xem thường điều này, bạn cứ tin đi bởi không gì là thừa. 


Đối với nhóm khách hàng không thường xuyên sử dụng mạng xã hội:

Hãy lấy giấy bút ra và ghi chép thông tin từ một khu vực dân cư đông mà bạn thấy có khả năng. Không cần quan tâm đến hoàn cảnh hiện tại của họ, mà chỉ cần quan tâm đến tên và địa chỉ. Soạn một số lá thư mẫu, nội dung nhẹ nhàng nhưng đi thẳng vào mục đích tiếp cận. Sau đó tuần tự gửi cho họ một chuỗi những lá thư theo cách hoàn toàn truyền thống. Cứ nhưvậy đến khi bạn nhận được những phản hồi tích cực về việc tạo dựng mối quan hệ. 

Bạn cứ tin đi, nếu bạn có thông tin của 200 căn nhà , thì ít nhất bạn có được 20 khách hàng, và bắt đầu từ những khách hàng này, sẽ phát sinh thêm những khách hàng khác. Giả dụ trong một năm bạn có 20 khách, 20 căn nhà được bán đi, giá trị của một căn bằng 1 tỷ, như vậy tổng số trị giá là 20 tỷ, mức hoa hồng là 2% như vậy công ty thu về 400.000.000đ.

Theo thỏa thuận bạn được chia với mức 50/50 có nghĩa là bạn có khả năng thu được 200.000.0000đ. Hãy làm thêm bài toán nhỏ hơn, bằng cách chia cho 12 tháng, bạn sẽ có mỗi tháng số tiền: 16.670.000đ. Không tồi đúng không nào?

2. Thu hút khách hàng

Tạo sự khác biệt chính là lời giải cho bài toán của bạn. Bạn khác biệt nghĩa là bạn thu hút. Để có thể chiếm lĩnh thị phần, với vai trò là một người kinh doanh môi giới địa ốc, bạn nên bắt đầu tìm hiểu sở thích của mỗi khách hàng, gia cảnh, tình hình kinh tế, công ăn việc làm. Hãy chọn lựa sàng lọc, và chia ra từng nhóm khác nhau.

Áp dụng thành những mục tiêu của phân khúc tiếp thị. Những chiêu bài quảng cáo, tiếp thị của bạn cần được làm bằng tất cả mọi sự cố gắng và kết quả lâu dài chứ không phải chỉ làm theo nhu cầu. 

Tạo ra những postcard có thể sử dụng quanh năm vào các dịp lễ, tết dương lịch, chúc mừng sinh nhật hay trong những dịp liên hoan và dành tặng khách hàng của bạn. Để bán được hàng thì bạn cần phải là người quan tâm và hiểu khách hàng trước tiên. Như vậy mới tạo được niềm tin nơi khách hàng và mong bán được hàng.

Nếu như nhóm khách hàng trên chưa có nhu cầu mua nhà nhưng họ cũng sẽ có ấn tượng với bạn để những lần sau bạn sẽ là người đầu tiên họ nhớ đến khi phát sinh nhu cầu. Hãy nhớ: Việc bán một ngôi nhà đòi hỏi nhiều sự kiên trì, bền bỉ, nỗ lực để theo đuổi khách hàng mục tiêu. Hãy kiên trì và khách hàng mà bạn chăm sóc bấy lâu sẽ tự tìm đến bạn vào thời điểm mà bạn ít ngờ tới nhất.

Kết:

Cuối cùng, đây là công thức để trở thành môi giới bất động sản thành công của Charles Trần- triệu phú người Mỹ gốc Việt: 



Knowledge + Experience = Confident

(Kiến thức + Kinh nghiệm = Tự tin)

Honest + Abilities + True to client’s promise = Trust

(Tự trọng + Khả năng + biết giữ lời hứa = Tạo ra tin tưởng)

Confident + Trust = Convincing’s power

(Tự tin cá nhân + Được lòng tin tưởng = Sức mạnh của thuyết phục)

 Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, chúc bạn thành công!

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Viện Kinh tế, Tài chính và Bất động sản (IEFA): Thực trạng về quy định chứng chỉ bất động sản tại ...

3 lý do khiến cho các môi giới bất động sản thờ ơ với chứng chỉ:

Một là, do thiếu các thông tin về việc học và thi lấy chứng chỉ. Họ không biết phải học nghề tại đâu, cách thức thi như thế nào,… Với quy trình và cách thức thi phức tạp như hiện nay cũng là một lý do khiến cho các môi giới ngại việc đi thi, bởi họ còn phải dành thời gian để tìm kiếm khách hàng, tư vấn, đàm phán. So với việc thi lấy chứng chỉ thì việc đi tìm kiếm khách hàng quan trọng hơn nhiều.



Viện Kinh tế, Tài chính và Bất động sản (IEFA): Thực trạng về quy định chứng chỉ bất động sản tại ...: www.daihochcm.edu.vn Theo thống kê của Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), hiện nay tại Việt Nam có khoảng 300.000 người ...

Thực trạng về quy định chứng chỉ bất động sản tại Việt Nam



Theo thống kê của Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), hiện nay tại Việt Nam có khoảng 300.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, trong đó có 100.000 người là môi giới chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên tại các sàn bất động sản, còn lại là môi giới nghiệp dư; có 30.000 người có chứng chỉ hành nghề theo quy định của thông tư số 11/ 2015/ TT- BXD.

Số lượng môi giới nghiệp dư quá nhiều khiến cho các cơ quan chức năng không thể kiểm soát được. Đội ngũ nhân viên môi giới nghiệp dư này thường là những người từ nhiều ngành nghề khác chuyển sang khi thấy thị trường bất động sản nóng lên. Họ không được đào tạo về các kiến thức, kỹ năng và quy tắc đạo đức của một nhân viên môi giới bất động sản. Hệ quả là làm việc thiếu chuyên nghiệp, gây nên những bức xúc cho khách hàng, ảnh hưởng không nhỏ tới đội ngũ môi giới chuyên nghiệp hoạt động chân chính.

Chính vì sự hình thành tự phát, quản lý lỏng lẻo mà các cò đất mọc lên như nấm, ai cũng hành nghề môi giới, đã dẫn đến những câu chuyện đáng tiếc xảy ra.



Bên cạnh đó, nghề môi giới bất động sản tại Việt Nam hình thành một cách tự phát, dễ dàng, từ nhân viên văn phòng, người buôn bán đến các bà nội trợ cũng tham gia được, dẫn đến việc không có nhiều người yêu và trụ lại với nghề. Có rất nhiều nhân viên môi giới bỏ nghề là tình trạng bình thường nghề môi giới bất động sản. Điều này dẫn tới nguy cơ thiếu hụt nhân sự chuyên nghiệp ngành môi giới bất động sản trong 5 năm tới.

3 lý do khiến cho các môi giới bất động sản thờ ơ với chứng chỉ:

Một là, do thiếu các thông tin về việc học và thi lấy chứng chỉ. Họ không biết phải học nghề tại đâu, cách thức thi như thế nào,… Với quy trình và cách thức thi phức tạp như hiện nay cũng là một lý do khiến cho các môi giới ngại việc đi thi, bởi họ còn phải dành thời gian để tìm kiếm khách hàng, tư vấn, đàm phán. So với việc thi lấy chứng chỉ thì việc đi tìm kiếm khách hàng quan trọng hơn nhiều.

Hai là, các chế tài quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng đối với đội ngũ môi giới nghiệp dư. Điều này khiến cho những người làm việc nghiêm túc cảm thấy không công bằng. Trong khi họ phải mất thời gian và tiền bạc đi học nhưng khi hành nghề thì những người có bằng và những người không có bằng, đều được nhìn nhận là như nhau.

Ba là, không có nhiều môi giới muốn gắn bó lâu dài với nghề. Để có được một giao dịch thành công là một việc dễ dàng mà ngày nào hay tuần nào cũng có thể thực hiện được, do đó không có nhiều người có ý định gắn bó lâu dài với nghề. Vì vậy, đa số nhân viên môi giới không muốn bỏ thời gian và tiền bạc ra để đi học và thi để lấy chứng chỉ hành nghề.

Thị trường bất động sản Việt Nam là một thị trường trẻ có nhiều tiềm năng. Để phát triển ngành môi giới bất động sản, chứng chỉ môi giới là cần thiết nhưng quan trọng hơn là việc đào tạo ra một đội ngũ có thực lực để hoạt động chuyên nghiệp, tạo nên sự khởi sắc cho ngành và mang tới niềm vui cho khách hàng.

Khích lệ động viên các nhân viên môi giới tham gia các khóa học để trau dồi kiến thức, kỹ năng quan trọng hơn việc chỉ thi để lấy tấm bằng chống chế với các cơ quan quản lý. Để có được một đội ngũ nhân sự có thưc lực trong ngành bất động sản, thì sẽ cần đến những khóa học bài bản chuyên sâu về bất động sản.

Đi đâu để tìm được khóa học đào tạo về nghề môi giới bất động sản?

Nếu bạn đang bối rối với câu hỏi trên thì hãy tìm hiểu ngay về khóa học của IEFA tại đây và cả dưới đây nữa nhé.



Khóa học bất động sản do Trường Kinh tế - Tài chính và Bất động sản IEFA (Trường IEFA) nghiên cứu biên soạn và giảng dạy với tiêu chí lấy học vấn làm nền tảng. Theo đó, Trường IEFA triển khai đào tạo hướng tới đối tượng là các nhân viên môi giới bất động sản và những người quan tâm tới kinh doanh bất động sản. Trường IEFA mong muốn tạo ra nguồn nhân lực tiềm năng cho ngành bất động sản Việt Nam trong tương lai. Mục tiêu của khóa học đưa đến các bài huấn luyện giúp học viên tự tin trong công việc thực tế, được dẫn dắt bởi các chuyên gia môi giới thành công nhất.


Khóa học cung cấp cho học viên những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu về bất động sản, cho các đối tượng từ mới bắt đầu tới những người đang làm nghề muốn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Học viên sẽ được tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn cũng như được trang bị thật tốt cho các hoạt động giao dịch sau khóa học. Giáo trình được nghiên cứu từ chương trình khung của Bộ Xây dựng kết hợp với kinh nghiệm phong phú của đội ngũ giảng viên.

Giảng viên của Trường IEFA là những chuyên gia hoạt động lâu năm và có được sự chấp thuận của Bộ, mang tới cho học viên những kinh nghiệm thực tế chân thật nhất.

Tham gia khóa học bất động sản tại Trường IEFA, học viên sẽ được cung cấp:

- Các kỹ năng cần thiết cho một môi giới làm việc chuyên nghiệp: tìm kiếm khách hàng tiềm năng, cách tiếp cận khách hàng, kỹ năng thuyết phục, đàm phán, gọi điện, trả giá,...

- Các kiến thức về phân tích thị trường bất động sản, cập nhật tình hình mới nhất, đưa ra các giải pháp hiệu quả

- Cách xây dựng các mối quan hệ và hình ảnh thương hiệu của cá nhân

- Cách sử dụng công nghệ để tăng hiệu quả trong công việc

- Có cơ hội tiếp xúc với hình thức kinh doanh bất động sản mới, sự kết với giữa công nghệ hiện đại và nền tảng môi giới chuyên nghiệp.

- Được truyền lửa để có thái độ lạc quan tư duy tích cực từ các giảng viên đầy nhiệt huyết.

Nếu bạn muốn thử sức mình trong ngành nghề có nhiều yếu tố thử thách nhưng cũng có những phần thưởng hấp dẫn thì hãy nhanh tay đăng ký tại đây để tham gia khóa học và thủ đắc cho mình chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản nhé.

Viện Kinh tế, Tài chính và Bất động sản (IEFA): Vì sao cần phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bấ...

Chứng chỉ chỉ là một tiêu chí, còn để thành công, bạn cần đến năng lực thực sự. Hãy tham gia ngay các khóa học về bất động sản tại trường IEFA để tích lũy cho mình những kiến thức hữu ích, kỹ năng thực tế để làm việc một cách hiệu quả và thành công bạn nhé.



Viện Kinh tế, Tài chính và Bất động sản (IEFA): Vì sao cần phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bấ...: www.daihochcm.edu.vn 1/. Chứng chỉ môi giới bất động sản là gì? Có một thực tế là nghề môi giới bất động sản là một nghề được coi t...

Vì sao cần phải có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản


1/. Chứng chỉ môi giới bất động sản là gì?

Có một thực tế là nghề môi giới bất động sản là một nghề được coi trọng ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Úc…nhưng lại không được coi trọng ở Việt Nam, chỉ bởi vì chất lượng nguồn nhân lực. Trong khi nghề này được phát triển nghiêm túc ở nhiều quốc gia thì ở Việt Nam nó được hình thành tự phát, không đòi hỏi cao về chất lượng đội ngũ môi giới, ai cũng làm được, dẫn tới những câu chuyện lừa đảo, khiến xã hội nhìn nghề này với cái nhìn không mấy thiện cảm.

Để phát triển ngành bất động sản Việt Nam theo hướng chuyên nghiệp hóa, chứng chỉ môi giới bất động sản là một yếu tố cần thiết.

Môi giới bất động sản được pháp luật công nhận là một nghề nghiệp trong Luật kinh doanh bất động sản 2014. Để chuẩn hóa nghề nghiệp này, năm 2015, Bộ Xây dựng đã ban hành thông tư số 11/ 2015/ TT- BXD quy định, nhân viên môi giới bất động sản phải dự thi sát hạch và có chứng chỉ môi giới bất động sản mới được hành nghề. Quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 16/02/2016.

Theo đó, các nhân viên môi giới cần trang bị cho bản thân các kiến thức chuyên môn sâu về nghề nghiệp và hiểu biết rộng trong nhiều lĩnh vực khác. Sau đó họ sẽ phải trải qua kỳ thi sát hạch để có được chứng chỉ hành nghề.

Theo quy định ở điều 68 tại Luật kinh doanh bất động sản 2014, cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;

-  Đã qua sát hạch về kiến thức môi giới bất động sản.

- Chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản có thời hạn sử dụng là 05 năm.

Theo Thông tư 11, người dự thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS phải thi bắt buộc các nội dung gồm kiến thức cơ sở (pháp luật liên quan đến kinh doanh BĐS, phòng chống rửa tiền trong kinh doanh BĐS) và kiến thức chuyên môn (tổng quan về dịch vụ môi trường BĐS, quy trình và kĩ năng môi giới BĐS, giải quyết tình huống thực tế...).

Quy định về chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên môi giới bất động sản là một trong những bước quan trọng để xây dựng một thị trường bất động sản minh bạch, chuyên nghiệp và phát triển bền vững.


2/.Sự cần thiết của chứng chỉ môi giới bất động sản

Xây dựng sự chuyên nghiệp và mang lại hình ảnh tích cực mới cho nghề môi giới bất động sản

Ở các quốc gia phát triển như Mỹ, châu Âu, nghề môi giới bất động sản là một nghề được coi trọng trong xã hội, nhưng điều này ngược lại tại Việt Nam. 

Sở dĩ có điều này là vì nhân viên môi giới bất động sản ở nước ngoài đều được đào tạo bài bản, phải tham gia các khóa sát hạch gắt gao để có được chứng chỉ hành nghề. Đồng thời họ còn chịu sự quản lý nghiêm ngặt của quản lý nhà nước. Bên cạnh tuân thủ nghiêm chỉnh các chế tài quản lý, thì nhân viên môi giới bất động sản nước ngoài còn đề cao tuân thủ các giá trị đạo đức hành nghề được xem như bộ luật về “lương tâm và trách nhiệm”.



Trong khi đó, tại Việt Nam, nghề bất động sản được hình thành khá tự phát, ai cũng có thể gia nhập được. Chỉ cần qua được vòng phỏng vấn của các công ty, thì ngay cả một sinh viên mới ra trường chưa từng được đào tạo hay có kiến thức chuyên môn về bất động sản thì cũng có thể trở thành nhân viên môi giới bất động sản được. Chính sự dễ dàng này đã dẫn tới nhiều câu chuyện đáng tiếc xảy ra, khiến cho xã hội có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với những người làm nghề môi giới bất động sản.

Giai đoạn 2008- 2011 chứng kiến “sức nóng” của thị trường bất động sản Việt Nam. Sự sốt nóng nhanh chóng kéo theo việc sinh ra một lực lượng môi giới không chuyên, cách hoạt động mang tính tự phát, quản lý lỏng lẻo là cơ hội cho các “cò đất” và đầu nậu lũng đoạn thị trường. Hệ quả là thị trường này rơi vào tình trạng đóng băng.

Nhờ có đội ngũ môi giới bất động sản chuyên nghiệp mà thị trường bất động sản Việt Nam đang khởi sắc trở lại trong những năm gần đây.

Giai đoạn 2014-2017, thị trường bất động sản đang được phục hồi và tăng trưởng trở lại. Kết quả này là nhờ vào đội ngũ môi giới bất động sản chuyên nghiệp cùng cách hoạt động môi giới có kế hoạch.

Đánh giá về đóng góp của đội ngũ môi giới bất động sản, ông Nguyễn Văn Đính (Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam) nói rằng: “Lực lượng môi giới đông đảo với chất lượng chuyên môn tốt hơn, đã góp phần không nhỏ trong việc giải phóng một lượng lớn bất động sản tồn kho trong giai đoạn 2014 - 2017. Trong giai đoạn này, có gần 100.000 giao dịch bất động sản thành công và ước tính, khoảng 70 - 75% giao dịch này được thực hiện thông qua các sàn môi giới”.

Việc bắt buộc thực hiện quy định có chứng chỉ môi giới bất động sản sẽ tạo ra được một đội ngũ môi giới bất động sản chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn, giúp cho thị trường bất động sản Việt Nam phát triển mạnh mẽ và có nhiều khởi sắc. Đồng thời mang lại cái nhìn tích cực hơn trong mắt xã hội, để người dân cảm thấy yên tâm hơn khi ủy thác tài sản của họ cho nhân viên môi giới bất động sản.


3/. Trường bất động sản IEFA: Tạo nên một đội ngũ làm việc chuyên nghiệp có kiến thức kỹ năng nghề nghiệp tốt

Môi giới bất động sản là một nghề quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, đây là đội ngũ kết nối cung cầu. Thị trường bất động sản Việt Nam muốn phát triển mạnh và bền vững thì cần một đội ngũ nhân viên môi giới có chuyên môn nghiệp vụ cao.

Chứng chỉ môi giới sẽ giúp nâng cao chất lượng của đội ngũ môi giới, hướng tới sự chuyên nghiệp, thị trường bất động sản Việt Nam hướng tới sự minh bạch trên mọi phương diện: hình thức kinh doanh, chất lượng sản phẩm, hình thức phân phối sản phẩm.

Để có được chứng chỉ thì các nhân viên môi giới cần phải tham gia các khóa học và thi sát hạch. Điều này sẽ giúp cho họ có cơ hội trang bị thêm kiến thức và kỹ năng về nghề cho mình. Ngoài việc tham gia các khóa đào tạo để đáp ứng được yêu cầu của luật pháp, thì để trở thành một nhân viên môi giới bất động sản chuyên nghiệp, đòi hỏi các nhân viên cần luôn cố gắng trau dồi kiến thức, cập nhật các thông tin mới nhất, đồng thời tuân thủ các quy tắc đạo đức của nghề nghiệp.

Thực tế thì đây là một nghề khó và có nhiều áp lực chứ không phải là nghề ai cũng làm được như nhiều người vẫn hình dung. Do vậy việc nghiêm túc thực thi chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản sẽ giúp cho xã hội có nhìn nhận đúng đắn về những người làm nghề này, để không bị hiểu sai với hình ảnh của nghề “cò đất”.



Ngành bất động sản Việt Nam được nhiều chuyên gia đánh giá là có tiềm năng phát triển. Để thúc đẩy sự phát triển đó cần dựa vào đội ngũ nhân viên môi giới bất động sản có chuyên môn được đào tạo bài bản. Và chứng chỉ môi giới bất động sản là yếu tố cần thiết để bước đầu chuẩn chỉnh hóa đội ngũ này.

Chứng chỉ chỉ là một tiêu chí, còn để thành công, bạn cần đến năng lực thực sự. Hãy tham gia ngay các khóa học về bất động sản tại trường IEFA để tích lũy cho mình những kiến thức hữu ích, kỹ năng thực tế để làm việc một cách hiệu quả và thành công bạn nhé.